Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại Hội thảo: ‘Chuyển đổi số trong trường Đại học’ do Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức

Ngành CNTT là gì?

CNTT là một trong những ngành mũi nhọn trong sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật. Trong thời đại công nghệ số hiện nay, CNTT đã trở thành ngành học HOT thu hút sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ, đặc biệt là những bạn đam mê công nghệ và yêu thích máy tính.

Ngành CNTT hiểu một cách đơn giản là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính nhằm chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin. Bằng việc tập hợp những phương pháp khoa học, những phương tiện và công cụ hiện đại nhất để nhằm khai thác và sử dụng một cách hiệu quả nguồn tài nguyên, đặc biệt công việc này được thực hiện chủ yếu trên máy tính và phần mềm của máy tính.

Sinh viên ngành CNTT, Học viện Phụ nữ Việt Nam trong giờ thực hành

Công việc của người làm ngành CNTT

Những người làm việc trong ngành CNTT thường được gọi là “dân IT” (Information Technology). Theo quan niệm của những người ngoài ngành CNTT, dân IT thường là những người khô khan, không lãng mạn với thời trang không theo một phong cách nào và cặp kính dày 6-7 đi-ốp.

Thực tế, “dân IT” còn được gọi với tên Kỹ sư lập trình máy tính. Họ chuyên làm nhiệm vụ kiểm soát, sửa chữa những lỗi hư hỏng của phần mềm hay ứng dụng nào đó, kiểm soát hiệu quả truyền thông tin để có thể đạt hiệu quả cao nhất trong công việc.

Mức lương của kỹ sư CNTT

Đối với ngành Công nghệ Thông tin, sau khi ra trường bạn sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ kinh doanh, tài chính, giáo dục, du lịch, viễn thông đến các ngành như y tế, ngân hàng… Bởi CNTT đóng vai trò quan trọng với hầu hết các lĩnh vực từ giáo dục, y tế, tài chính đến mọi lĩnh vực khác trong đời sống xã hội. Theo tổng hợp, thống kê từ thị trường lao động thì mức lương của ngành này dao động từ 8.970.000đ (bình quân thấp nhất) đến 28.200.000đ (bình quân cao nhất, lương tối đa thực tế cao hơn). Mức lương trung bình của chuyên viên CNTT là 16.300.000 đồng một tháng. Do vậy, đã lựa chọn CNTT, bạn có thể hoàn toàn tự tin tập trung vào lĩnh vực mình yêu thích để phát triển thế mạnh của nó.

Ngành CNTT xét tuyển các tổ hợp môn nào?

Ngành CNTT có nhiều sự lựa chọn đa dạng tổ hợp môn xét tuyển như:

  • A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • A01 (Toán, Lý, Anh)
  • A02 (Toán, Văn, Lý)
  • D01 (Toán,Văn, Anh)
  • D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
  • D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)
  • D10 (Toán, Địa lí, Tiếng Anh)

Mỗi trường đại học sẽ có phương thức tuyển sinh với các tổ hợp môn và các phương thức khác nhau. Tại Học viện Phụ nữ Việt Nam, ngành CNTT tuyển sinh theo 03 phương thức: Xét tuyển theo học bạ (THPT); xét tuyển thẳng; xét tuyển theo kết quả thi THPT năm 2022 với 04 tổ hợp A00, A01, D01 và D09 để tạo nhiều cơ hội vào đại học cho các thí sinh.

Điểm chuẩn xét học bạ, ngưỡng điểm xét tuyển ngành CNTT Học viện Phụ nữ Việt Nam

Học viện Phụ nữ Việt Nam đào tạo ngành CNTT từ năm 2021. Năm 2022, Hoc viện xét tuyển 150 chỉ tiêu cho ngành học này. Đối với hình thức xét tuyển bằng học bạ, mức điểm chuẩn trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) là 19 điểm. Đối với hình thức xét điểm thi, ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển của ngành CNTT là 16đ.

Chúc các bạn yêu thích máy tính sớm tới gần được ước mơ IT!

—————————-

NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỌC VIỆN PHỤ NỮ VIỆT NAM

Chỉ tiêu tuyển sinh: 180 

Mã trường: HPN

Tên ngành: Công nghệ thông tin

Mã ngành: 7480201

Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển theo học bạ (THPT); xét tuyển thẳng; xét tuyển theo kết quả thi THPT năm 2022

☎️Tel.: 024. 37755778

👉Hotline: 0948.570.666 🌼0979.497.934

Thanh Vân, Xuân Quỳnh – Viện Công nghệ Thông tin